Những năm gần đây, mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Mô hình kinh doanh này đã có những đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0.
Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển nhanh. Không chỉ tăng trưởng nhanh về quy mô, thương mại điện tử phát triển đa dạng trên nhiều mặt. Về hình thức, thương mại điện tử cung cấp các hình thức bán hàng rất đa dạng, bao gồm một, một số hoặc tất cả các hoạt động thương mại (từ quảng cáo, tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng đến giao dịch, thanh toán, giải quyết tranh chấp,…).
Hiện nay, các quy định pháp luật quản lý mạng xã hội nói chung và các hoạt động có yếu tố thương mại điện tử trên mạng xã hội nói riêng chưa thật sự phù hợp với bản chất và thực tiễn của hoạt động này, nên thiếu tính khả thi. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử.
Một số văn bả luật liên quan:
- Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14.
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14.
- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
- Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.
- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định về thương mại điện tử.
- Nghị định số 117/2018/NĐ-CP quy định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
******
Mọi chi tiết xin liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ KHANG HƯNG
Địa chỉ: 35 Ông Ích Khiêm – Phường 10 – Quận 11 – TP Hồ Chí Minh
Liên hệ: LS Lê Huy Hoàng: 0918 175 885
LS Trần Hữu Lâm: 0983 545 323
Email: [email protected]
Fanpage: fb.com/vanphongluatsukhanghung